Mạng thư viện

Dịch vụ xin giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định 15/2018

23/05/2023    796    5/5 trong 200 lượt 
Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là giấy phép chứng tỏ cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định sản xuất theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực phẩm trước khi đưa ra thị trường an toàn với sức khỏe con người. Làm thế nào để có được giấy phép VSATTP?
Doanh nghiệp đang có nhu cầu làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh, sản xuất của mình. Muốn tìm hiểu rõ hơn về loại giấy phép này, cụ thể như:

ATV là một công ty tư vấn chuyên nghiệp, luôn mang đến khách hàng DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN nhanh nhất và tốt nhất. Chúng tôi cung cấp dịch vụ TRỌN GÓI mà quý khách hàng không phải mất thời gian đi lại các cơ quan nhà nước cũng như TIẾP ĐOÀN THẨM ĐỊNH & THANH TRA.

Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty tư vấn ATV tự hào là một trong những công ty tư vấn có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng như tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động kinh doanh của hàng trăm ngàn doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trên khắp cả nước.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ LUẬT ATTP MỚI:

Để xin giấy phép an toàn thực phẩm cần tuân thủ theo các luật - nghị định bên dưới:
- Luật số 55/2010/QH12 về An toàn thực phẩm (năm 2010);
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ về những quy định chi tiết khi thi hành các điều khoản trong Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 115/20218/NĐ-CP của chính phủ về quy định xử phạt các vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

2. GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm.
- Mục đích của loại giấy chứng nhận thực phẩm này là nhằm chứng minh doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng là an toàn, không gây nguy hại tới sức khỏe.
- Giấy chứng nhận VSATTP được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước. Bởi vậy, chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được xem như sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

Căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp là gì mà đơn vị cấp giấy phép an toàn thực phẩm cũng khác nhau. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép này bao gồm:
- Bộ Y tế: đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm chức năng và phụ gia thực phẩm.
- Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
- Bộ Công thương: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, các sản phẩm từ bột.

4. LỢI ÍCH GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

Giấy phép an toàn thực phẩm đóng một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Những lợi ích to lớn mà loại giấy này có thể đem đến cho doanh nghiệp bao gồm:
- Thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp với các quy định của pháp luật. Tránh trường hợp bị xử phạt do thiếu giấy chứng nhận VSATTP gây thiệt hại cả về danh tiếng lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tạo được niềm tin cho khách hàng, cộng đồng về chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm/dịch vụ thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Từ đó gia tăng sức mua của sản phẩm cũng như tăng cơ hội trúng thầu, nhận thầu.
- Góp phần vào phát triển một thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển bền vững cả về mặt lợi ích kinh tế lẫn về mặt lợi ích xã hội.
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì ổn định, nhất quán về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc để xin giấy chứng nhận lưu hành tự do hay xin giấy phép để thực hiện hoạt động quảng cáo cho thực phẩm.
- Ngoài những lợi ích khi có chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm ở trên, còn rất nhiều những lợi ích nữa mà giấy chứng nhận này mang lại.

5. DOANH NGHIỆP NÀO CẦN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.
- Nếu cơ sở nêu trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

6. MẪU GIẤY GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)

7. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

7.1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
7.2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
7.3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bộ Y tế: đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm chức năng và phụ gia thực phẩm.
- Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
- Bộ Công thương: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, các sản phẩm từ bột.
7.4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Danh sách nhân viên xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Lưu ý:
- Mọi cán bộ, nhân viên trong đơn vị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đều phải phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe cho cán bộ, nhân viên là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Đồng thời cán bộ, nhân viên của cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

8. QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ:
- Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm tại cơ quan chuyên môn được phân cấp (y tế, công thương, nông nghiệp)
- Bước 2: Nộp lệ phí
Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng.
Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng tùy theo lĩnh vực mà Khách Hàng kinh doanh, sản xuất.
- Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan chức năng tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế
- Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động
quy trinh xin giấy phép an toàn thực phẩm

9. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

Về hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận VSATTP;
- Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe (do các cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp) của chủ doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh và các công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Danh sách nhân viên xác nhận đã được tập huấn các kiến thức về VSATTP của chủ doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh và các công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.
- Với hồ sơ đăng ký chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trên đây, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ sẽ thuận lợi hơn trong quá trình đăng ký chứng nhận.
Ngoài ra còn có một số loại giấy tờ khác phục vụ cho công tác thẩm định cơ sở khi cơ quan chức năng xuống đánh giá trực tiếp cơ sở sẽ được Công ty ATV hướng dẫn chi tiết cho Khách Hàng sau khi hai bên hợp tác. Chi tiết liên hệ Hotline: 0908.326.779 / 0906.362.707

10. MỨC PHẠT VI PHẠM GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức về hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

11. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VI PHẠM GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

12. THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

- Nhiều cá nhân, doanh nghiệp nghĩ rằng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn vĩnh viễn và họ không bao giờ xin cấp lại. Đây là một sai lầm rất thường gặp trong việc chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hậu quả của việc này là nhiều cơ sở kinh doanh bị xử phạt ngoài ý muốn.
- Vậy đây là một điều bạn phải ghi nhớ kĩ là loại giấy phép này có thời hạn 3 năm kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong thời gian này, cơ quan chức năng vẫn sẽ đi kiểm tra và đánh giá xác nhận cơ sở kinh doanh của bạn đủ kiền kiện an toàn vệ an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp của bạn có thể hoàn toàn tự do hoạt động theo đúng cam kết và thoả thuận theo quy định của cơ quan cấp giấy phép an toàn thực phẩm

13. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA ATV:

- Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ;
- Tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
- Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chúng tôi tư vấn quy trình khép kín từ khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký logo, thương hiệu, công bố chất lượng sản phẩm đến xin giấy phép quảng cáo thực phẩm.

14. DỊCH VỤ HỖ TRỢ HOÀN THIỆN PHÁP LÝ SAU CHỨNG NHẬN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:

Sau khi xin giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm, để an tâm sản xuất và kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ của mình, doanh nghiệp cần hoàn thiện thêm các giấy phép khác. ATV xin cung cấp dịch vụ tư vấn MIỄN PHÍ các dịch vụ sau ATTP như:
- Tư vấn kiểm nghiệm sản phẩm, lập hồ sơ CÔNG BỐ hoặc TỰ CÔNG BỐ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP mới nhất.
- Xây dựng thương hiệu, đăng ký NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ cho Logo, nhãn hàng, mẫu bao bì sản phẩm
- Đăng ký bộ MÃ SỐ MÃ VẠCH sử dụng lâu dài cho tất cả các sản phẩm tại Cục đo lường chất lượng quốc gia.
- Cung cấp Tem chống hàng giả theo công nghệ hiện đại và uy tín nhất hiện nay TEM DO BỘ CÔNG AN SẢN XUẤT
- Tư vấn và đăng ký các giấy phép con: GP KINH DOANH, GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ, GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO, GIẤY PHÉP KHUYẾN MÃI, GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU, GIẤY PHÉP PCCC, GIẤY PHÉP TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, GIẤY PHÉP CFS, HC
- Xây dựng Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn Quốc tế như ISO 9001; ISO 22000; HACCP CODEX 2020; GMP; VIETGAP; GLOBALG.A.P; ORGANIC
Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, ATV luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Những câu hỏi thường gặp

1. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy tờ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, tăng tính minh bạch, uy tín sản phẩm và đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

2. Dịch vụ của ATV có cam kết ra GCN và không phát sinh không?

ATV cung cấp dịch vụ tại HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước...không ngại xa.
Tư vấn tận nơi, cam kết 100% ra chứng nhận và không phát sinh thêm chi phí.

3. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp mới được tính từ khi Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó hết hiệu lực.

4. Trường hợp nào không cần xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP?

Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp sau không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các cơ sở trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2018, thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP và bãi bỏ Chương II Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT