Mạng thư viện

Đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

02/06/2023    253    5/5 trong 100 lượt 
Để xác thực sản phẩm có an toàn hay không thì các đơn vị sản xuất và kinh doanh thực phẩm, bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh. Vậy giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì, có tác dụng như thế nào?

I. GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy an toàn thực phẩm, đây là giấy phép được các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các hộ, cơ sở kinh doanh thực phẩm hay dịch vụ ăn uống. Nếu đơn vị nào đã được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm này, có nghĩa là đơn vị đó đang cung cấp đến cho khách nguồn thức ăn, nước uống sạch, an toàn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

II. NHỮNG DOANH NGHIỆP NÀO CẨN XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VSATTP?

Tất cả các đơn vị là cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại việt nam bao gồm: cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, tăng cường vi chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với nguồn thức ăn…bắt buộc phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới được phép hoạt động.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì các trường hợp sau đây không cần phải xin giấy an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Cơ sở sản xuất sản phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ, sản xuất, kinh doanh không có địa điểm cố định, sơ chế nhỏ lẻ không cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cơ sở sản xuất ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bán thực phẩm bao gói sẵn, sản xuất dụng cụ và vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm,
- Các nhà hàng trong khách sạn và bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Buôn bán và Kinh doanh thức ăn đường phố
- Các đơn vị đã được cấp một trong các loại giấy sau: chứng chỉ an toàn VSTP GMP, chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn viết tắt là HACCP, giấy xác nhận hệ thống quản lý vệ sinh ATTP ISO 22000, giấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (IFS), giấy chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu về vệ sinh ATTP (BRC), giấy chứng nhận hệ thống vệ sinh ATTP (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

III. CƠ QUAN NÀO CẤP CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM?

Theo quy định vệ sinh ATTP tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: tất cả các cơ sở sản xuất sản phẩm, phụ gia, hương liệu, kinh doanh dịch vụ ăn uống…đều phải xin giấy an toàn thực phẩm. 
Trong đó, theo điều luật thì việc quản lý vệ sinh ATTP sẽ do bộ vệ sinh ATTP quản lý và cấp phép, cụ thể như sau
1. Bộ Y Tế quản lý cấp giấy phép an toàn thực phẩm đủ điều kiện cho các đơn vị sau
- Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình
- Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất nước khoáng thiên nhiên
- Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chức năng
- Cơ sở sản xuất các sản phẩm vi chất bổ sung vào thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
- Cơ sở sản xuất hương liệu thực phẩm
- Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất phụ gia thực phẩm
- Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Cơ sở sản xuất Dụng cụ, vật liệu bao gói, và chứa đựng thực phẩm
- Cơ sở sản xuất đá thực phẩm (Nước đá dùng liền, nước đá dùng để bảo quản thực phẩm)
2. Bộ Công Thương quản lý cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đủ điều kiện cho các đơn vị sau
- Cơ sở sản xuất Bia
- Cơ sở sản xuất Rượu, cồn, và đồ uống có cồn
- Cơ sở sản xuất Nước giải khát
- Cơ sở sản xuất Sữa chế biến
- Cơ sở sản xuất Dầu thực vật
- Cơ sở sản xuất Bánh, mứt, kẹo
- Cơ sở sản xuất Dụng cụ, vật liệu bao gói, và chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm.
3. Bộ Nông Nghiệp cấp giấy an toàn thực phẩm đủ điều kiện cho các đơn vị sau
- Cơ sở sản xuất Ngũ cốc
- Cơ sở sản xuất Rau, củ , quả; và sản phẩm rau, củ, quả
- Cơ sở sản xuất Thịt, các sản phẩm từ thịt
- Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất Thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Cơ sở sản xuất Trứng, các sản phẩm từ trứng
- Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất Sữa tươi nguyên liệu
- Cơ sở sản xuất Mật ong, các sản phẩm từ mật ong
- Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm biến đổi gen
- Cơ sở sản xuất Gia vị
- Cơ sở sản xuất Đường
- Cơ sở sản xuất Chè
- Cơ sở sản xuất Cà phê
- Cơ sở sản xuất Cacao
- Cơ sở sản xuất Hạt tiêu
- Cơ sở sản xuất Điều
- Cơ sở sản xuất Nông sản thực phẩm khác
- Cơ sở sản xuất Muối

IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

Sau khi doanh nghiệp đã xác định được cơ sở, nhà máy của mình thuộc diện phải xin giấy phép an toàn thực phẩm.Thì hãy nhanh chóng tiến hành đăng ký giấy phép vệ sinh thực phẩm tương ứng với lĩnh vực mình kinh doanh. Nếu đến nay bạn vẫn chưa biết cơ sở kinh doanh của mình cần đáp ứng những điều kiện gì để có giấy phép vệ sinh thực phẩm, hãy xem những vấn đề sau đây
- Cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp phải có đăng ký ngành nghề, kinh doanh sản phẩm thực phẩm có trong giấy đăng ký kinh doanh
- Có địa điểm cơ sở sản xuất hay nhà máy, có diện tích thích hợp với quy mô sản xuất, địa điểm sản xuất có khoảng cách an với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
- Cơ sở sản xuất, nhà máy có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và kinh doanh thực phẩm, có quy định chi tiết về quy chuẩn này
- Cơ sở sản xuất, nhà máy có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại sản thực phẩm khác nhau theo quy trình sản xuất và sản phẩm
- Cơ sở sản xuất, nhà máy có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
- Cơ sở sản xuất, nhà má có hệ thống xử lý chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Cơ sở sản xuất, nhà má duy trì các điều kiện bảo đảm vệ sinh ATTP và lưu giữ hồ sơ ba bước về nguồn gốc – xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm của đơn vị mình
- Cơ sở sản xuất, nhà máy phải tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

V. HỒ SƠ XIN THẨM ĐỊNH CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Sau khi cơ sở sản xuất đã chuẩn bị xong các điều kiện về cơ sở vật chất, con người, hồ sơ và sổ sách theo thông tin về điều kiện cấp giấy phép vệ sinh thực phẩm như đã nói ở trên. Tiếp theo, doanh nghiệp cần phải soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh thực phẩm nộp lên cơ quan quản lý, để xin được thẩm định và xét duyệt. Hồ sơ xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm bao gồm các nội dung sau:
- Đơn đăng ký giấy phép vệ sinh thực phẩm theo mẫu đã ban hành
- Bản sao giấy đăng ký thành lập công ty có công chứng
- Mẫu bản thuyết minh cơ sở vật chất an toàn thực phẩm, trang thiết bị dụng cụ hiện có của doanh nghiệp bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm: 1 bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh của doanh nghiệp, 1 bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù của doanh nghiệp.
- Bản cam kết đảm bảo giấy phép an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;
- Bản sao công chứng giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
- Bản sao công chứng giấy tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;
Sau khi các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất nộp hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm lên cơ quan có thẩm quyền. Trong khoảng 10 -15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh thực phẩm hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thụ lý hồ sơ an toàn thực phẩm và thành lập đoàn thẩm định và tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở, nhà máy sản xuất về các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nếu cơ sở đáp ứng đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ được cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở. Trong trường hợp cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh  thực phẩm thì đoàn sẽ liệt kê hạng mục chưa đạt để doanh nghiệp khắc phục và tiến hành thẩm định lại. Trường hợp từ chối cấp thì đoàn thẩm định sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

VI. DỊCH VỤ GIẤY PHÉP VSATTP TẠI ATV

ATV với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực tư vấn chuyên sâu về an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. ATV xin trân trọng gửi đến quý doanh nghiệp dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm như sau
- Tiếp nhận yêu cầu xin giấy an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp
- Tiếp nhận yêu cầu xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp
- Kiểm tra thông tin mà doanh nghiệp cung cấp: Giấy phép kinh doanh, ngành nghề hoạt động, địa điểm, quy mô và các điều kiện thực tế của doanh nghiệp
- Đội ngũ của ATV sẽ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp các thông tin: Quy định cấp giấy chứng nhận, điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP về cơ sở vật chất, con người, nguồn nước, thời gian, hồ sơ sổ sách theo dõi cũng như cơ quan sẽ thụ lý hồ sơ xin cấp….
- Khi doanh nghiệp muốn làm dịch vụ ATV lên báo giá chi tiết gửi doanh nghiệp
- Giải thích thông tin và ký hợp tác tư vấn
- Chuyên viên tư vấn sẽ khảo sát và hướng dẫn cách làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất
- Chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp đến tận cơ sở sản xuất để khảo sát cơ sở và tư vấn chi tiết: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề sản xuất, quy trình một chiều, tường nền trần, máy và thiết bị sản xuất, dây chuyền sản xuất, bao bì, các khu vực sản xuất, kho bãi, quy trình sản xuất, hệ thống xử lý chất thải, điều kiện về người tham gia sản xuất và người sử dụng lao động, hồ sơ và sổ sách theo dõi chi tiết quy trình
- Nếu hạng mục nào tại cơ sở sản xuất chưa đạt điều kiện thì chuyên viên sẽ hướng dẫn chi tiết cách khắc phục: Ví dụ: xưởng sản xuất thiết kế và vận hành chưa đúng quy trình một chiều thì chuyên viên sẽ tư vấn để doanh nghiệp bố trí đúng theo quy tắc một chiều, tường nền chần nếu thấm nước thì hướng dẫn doanh nghiệp cách xử lý…
- Chuyên viên tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến và quy trình sản xuất…
- Chuyên viên tư vấn cho khách hàng về học tập huấn kiến thức vệ sinh thực phẩm cho quản lý hoặc chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Chuyên viên tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho người quản lý hoặc chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Soạn và nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý và cấp phép
- Chuyên viên tư vấn vệ sinh ATTP của ATV hướng dân chi tiết từng hạng mục cần đảm bảo vệ sinh ATTP cho doanh nghiệp, sau đó ATV sẽ soạn hồ sơ xin cấp chứng chỉ an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp.
- Chuẩn bị nội dung và soạn hồ sơ xin cấp phép vệ sinh thực phẩm
- Hướng dẫn doanh nghiệp đóng dấu và ký tên hồ sơ
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm lên cơ quan quản lý và cấp phép
- Đóng phí nhà nước, theo dõi tiến độ hồ sơ, hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sang các điều kiện để đoán đoàn kiểm tra thẩm định cơ sở.
- Soạn hồ sơ, hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục cơ sở, chuẩn bị giấy tờ liên quan đến nguyên liệu đầu vào khi làm giấy phép an toàn thực phẩm
- Chuyên viên tư vấn ATTP sẽ tiếp đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cùng doanh nghiệp
- Theo dõi hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả làm giấy phép vệ sinh thực phẩm cho khách hàng.
- Hoàn thành xong việc tư vấn điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP, hồ sơ xin cấp cũng như việc tiếp đón đoàn thẩm định đạt kết quả tốt. ATV sẽ đại diện khách hàng nhận, bàn giao hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về cho doanh nghiệp. 
Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 15 - 20 ngày (ATV có thể tiến hành nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại cơ sở sản xuất của bạn).
Hiện tại dịch vụ làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm tại ATV có giá không cố định, bởi vì chi phí sẽ còn phụ thuộc vào hồ sơ làm khó hay dễ, hay đơn giản hơn là lĩnh vực bạn đang kinh doanh như thế nào nữa!. Cách tốt nhất là bạn hãy liên hệ với ATV qua Hotline/ Zalo 0908.326.779 (Mr. Đức) để được báo giá chi phí chi tiết nhất.

Những câu hỏi thường gặp

1. Không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phạt bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ bị phạt hành chính theo luật an toàn vệ sinh thực phẩm tại điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với những hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện bắt buộc phải cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, trừ một số trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận và những vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt các yêu cầu về thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật

2. Cơ quan nào sẽ kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm? Tần suất bao nhiêu 1 lần?

1. Kiểm tra định kỳ
Không quá 02 (hai) lần/năm; đối với các cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
Không quá 03 (ba) lần/năm; đối với các cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân huyện/quận.
Không quá 04 (bốn) lần/năm; đối với đối tượng cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường quản lý
2. Kiểm tra đột xuất
Cơ Quan nhà nước tiến hành kiếm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo.

3. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hết hạn như thế nào?

Giấy phép này có thời hạn 3 năm kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong vòng 6 tháng tính đến ngày hết hạn giấy phép vệ sinh thực phẩm. Các đơn vị kinh doanh, cá nhân sản xuất phải tiến hành nộp hồ sơ và xin được cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới và không gia hạn giấy phép cũ.
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT